Điện trở đất là gì? Cách đo điện trở đất

Điện trở đất là một trong những yếu tố quan trọng cần phải nắm được trong quá trình thi công xây dựng công trình để đảm bảo được khả năng chống sét cho công trình thi công. Vậy, điện trở đất là gì? Có những cách đo điện trở đất nào trong quá trình thi công? Bạn tham khảo bài viết này cùng Hoàng Phương để được giải đáp nhé.

1. Điện trở đất là gì?

Điện trở suất của đất là điện trở của một khối đất lập phương bằng 1m3, với dòng điện chảy từ một mặt của khối đất này sang mặt đối diện.

Đất là vật thể xốp có tính mao dẫn, gồm các thành phần ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.

Phần thể rắn: gồm một số lượng lớn các hạt nhỏ bé của các khoáng chất khác nhau, có đường kính từ 0,1 mm đến 3 mm, cơ cấu thành hữu cơ vi động và thực vật.

Phần thể lỏng (dung dịch đất): đây là nước cùng các chất chứa trong các phần thể rắn và khí của đất hoà tan trong nước.

Phần thể khí: chủ yếu là khí ôxy, nitơ, cacbon dioxyd lấp đầy các lỗ của đất đá.

Các dung dịch đất là bộ phận dẫn điện chính ở trong đất gồm các hạt cứng của đất (khoáng chất) dẫn điện rất yếu.

Trong dung dịch đất do ảnh hưởng của điện trường làm dịch chuyển các ion. Tạo nên hiện tượng dẫn điện của đất. Nồng độ ion trong dung dịch đất càng cao độ dẫn điện của đất càng lớn.

Điện trở suất của đất

Đo điện trở đất

Hiện nay, đo điện trở đã được quy định thành tiêu chuẩn điện trở nối đất trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1989. Với quy định về tiêu chuẩn điện trở nối đất sẽ giúp người thi công tiến hành đo và dựa vào để lắp đặt hệ thống điện đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Điện giật là gì? Những điều cần phải lưu ý về điện

2.Nguyên lý đo điện trở đất

Đo điện trở đất là phương pháp được sử dụng nhằm đảm bảo sự an toàn khi nối đất chống sét, nối đất làm việc của các thiết bị điện. Để thực hiện, ta phải xác định được điện trở nối đất của hệ thống tiếp địa và nối đất của vỏ các thiết bị điện hoặc cột tiếp địa độc lập.

Nguyên lý đo diện trở tiếp đất còn được biết là phương pháp đo điện trở đất với nhiều phương pháp khác nhau. Bạn có thể dựa vào nguyên lý đo điện trở cách điện hoặc nguyên lý đo điện trở tiếp xúc để xác định được điện trở đất chính xác và phù hợp với điều kiện.

Dưới đây là một số phương pháp đo điện trở đất, mời bạn đọc cùng theo dõi:

Phương pháp điện áp rơi 3 cực

Đây là phương pháp đo điện trở phổ biến nhất dựa theo việc cung cấp một dòng điện vào trong hệ thống mạch điện. Hệ thống này đã được chuẩn bị bao gồm đồng hồ đo điện, cọc nối đật  – điện cực dòng.

Vì thế để khoảng cách giữa các điện cực sao cho xa nhau nhất có thể, điện cực dòng nên được đặt cách tối thiểu 10 lần chiều dài cọc nối đất được đo, khoảng cách này là 40m.

Phương pháp điện áp rơi 3 cực

Phương pháp điện áp rơi 3 cực

Điện áp  sẽ được cắm vào đất ở khoảng giữa cọc nối đất và điện cự dòng. Lưu ý, trong khu vực này cần đảm bảo có điện thế bằng không. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo vị trí thực hiện pháp đo cách cọc nối đất 6m. Nếu kết quả trùng nhau thì cắm điện cực áp là chính xác.

Phương pháp đo bằng 4 cực

Đo điện trở tiếp đất  thực hiện bằng phương pháp 4 cọc cho trường hợp hệ thống nối đất liên hợp, riêng lẻ kết nối ngầm với nhau. Trước khi đo, bạn cần phải thực hiện cô lập các hệ thống nối đất riêng lẻ khác nhau thông qua phương pháp sử dụng các kìm đo.

Phương pháp đo 4 cực

Phương pháp đo 4 cực

Điện áp cực và điện áp dòng sẽ được lắp đặt giống như phương pháp 3 cực. Tuy nhiên dòng điện sẽ được đo bằng kìm gắn cố định trên cọc nối đất trước đó. Bạn sử dụng đồng hồ đo điện để đo điện trở bằng giá trị của dòng điện chạy qua cọc nối đất.

Phương pháp đo bằng hai kìm

Phương pháp này khác hoàn toàn so với phương pháp 4 cực. Đây là nguyên lý đo điện trở cách điện được sử dụng thông qua hệ thống nối đất liên hợp không có kết nối ngầm với nhau. Hệ thống này có vai trò dẫn xung sét xuống đất, chỉ có phần gần điểm thu sét nhất mới.

Phương pháp đo điện trở nối đất bằng phương pháp hai kìm

Phương pháp đo điện trở nối đất bằng phương pháp hai kìm

Cơ bản phương pháp này duy trì được những tính băng bảo vệ cơ bản tốt. Tuy nhiên, hệ thống này không đảm bảo được chức năng chống sét hoạt động tối ưu nhất.

Phương pháp đo bằng xung nhịp

Phương pháp này vận dụng chủ yếu cho việc đo điện trở tại các cột cao thế. Bạn có thế xác định được trở kháng đất của cả hệ thống bao gồm khung sắt và móng trụ. Đặc biệt, phương pháp này được thực hiện một cách an toàn mà không phải cắt nguồn điện.

3.Thiết bị đo điện trở chất lượng

Hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất thiết bị đo điện trở tốt, đưa ra kết quả chính xác. Tuy nhiên, hãng đang sử dụng phổ biến hiện nay là của  Kyoritsu Hioki.

Đồng hồ đo điện trở đất Kyoritsu

Đồng hồ đo điện trở đất Kyoritsu

Đồng hồ đo điện trở đất Hioki

Đồng hồ đo điện trở đất Hioki

Trên đây là các thông tin của mà chúng tôi chia sẻ để giải đáp cho câu hỏi Điện trở đất là gì? Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn nắm được các kiến thức về điện trở đất và tìm được sản phẩm phù hợp với yêu cầu của bạn.

Hãy liên hệ với Công ty CP thiết bị điện Hoàng Phương  để được tư vấn và mua được sản phẩm chính hãng với giá cả hợp lí nhất.

Xem thêm:

Các thiết bị trong tủ điện công nghiệp:Nút nhấnCông tắcCầu chìAptomatRCD,Rơle nhiệtRơle trung gianRơle thời gianContactor ….


Nguồn: Internet

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác