Nguyên lý hoạt động của Aptomat chống giật

Aptomat chống giật là thiết bị điện không thể thiếu trong các tủ điện hoặc các công trình như biệt thự, khách sạn, hộ gia đình,… để bảo vệ các thiết bị và con người tránh được những rủi ro do dòng điện gây ra. Vậy Aptomat chống giật là gì? Nguyên lý hoạt động của aptomat chống giật như thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nguyên lý hoạt động của aptomat chống giật

Nguyên lý hoạt động của aptomat chống giật

Aptomat chống giật là gì?

Aptomat chống giật được gọi với tên viết tắt là ELCB, hay còn gọi là aptomat chống dòng dò, cầu dao chống dò dòng,cầu dao chống giật . Nhiệm vụ của aptomat chống giật là tự động ngắt điện khi phát hiện có dòng điện dò xuống đất, hoặc trong trường hợp có người bị điện giật và dòng điện dò vượt quá giới hạn an toàn cho phép.

Xem thêm: Dòng cắt của Aptomat là gì?

Hoạt động của aptomat chống giật

Đối với aptomat chống giật 1 pha: nó có nhiệm vụ so sánh dòng điện chạy qua ở dây mát và dây lửa. Nếu phát hiện dòng điện khác nhau từ 15mA đến 30mA thì sẽ ngắt điện khỏi tải và không cho tải làm việc nữa.

Đối với aptomat chống giật 3 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha. Nếu phát hiện dòng điện khác nhau quá 15 mA hoặc 30mA (tùy từng loai) thì sẽ ngắt điện ra khỏi tải và chặn không cho tải làm việc nữa.

Chẳng hạn: aptomat chống dò dòng 15mA, trong đó dây lửa 5.015A còn dây mát là 5A thì sai khác sẽ là 0.015A = 15mA, ngay lập tức aptomat sẽ ngắt điện.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn aptomat cho gia đình

Nguyên lý làm việc của aptomat chống giật

Đối với aptomat 1 pha: Cho dây mát và dây lửa đi qua 1 biến dòng có lõi sắt hình xuyến. Đây là biến thể lõi xuyến thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây và cuộn thứ cấp vài chục vòng dây. Theo nguyên lý thì dòng điện đi qua ở dây nóng và trở về ở dây mát. Từ trường biến thiên ngược chiều nhau, tức là từ trường biến thiên sinh ra trong lõi sắt của biến dòng là ngược chiều nhau. Trong trường hợp 2 dòng điện bằng nhau thì 2 từ trường biến thiên sẽ tiêu diệt nhau.

Nếu phát hiện điện áp qua 2 dây bị  và dòng điện trên 2 dây khác nhau thì hai từ trường được sinh ra trong lõi sắt cũng khác nhau, từ đó xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn thứ cấp. Dòng điện này đưa vào IC để kiểm tra xem có lớn hơn dòng dò an toàn ở mức cho phép hay không?. Nếu lớn hơn thì IC sẽ cấp điện cho cuộn hút để aptomat ngắt điện khỏi tải và ngắt điện khỏi mạch điều khiển.

Đối với loại aptomat chống giật 3 pha thì nguyên lý làm việc cũng tương tự như trên nhưng với 3 dây pha chạy qua tâm biến dòng.

Khi sử dụng aptomat chống giật thì cần phải lưu ý không được lắp đặt chúng ở khu vực ẩm ướt, nếu lắp đặt cho bình nóng lạnh thì aptomat phải đặt ở bên ngoài nhà tắm và test trước khi đưa vào sử dụng. Định kỳ hàng tháng phải kiểm tra nút test 1 lần. Khi lắp đặt aptomat, phía trên aptomat phải là điện vào và phía dưới là điện áp cho tải. Nếu chẳng may lắp ngược với nguyên lý này thì ngay khi có dòng dò, aptomat không có tác dụng bảo vệ.

Aptomat chống giật RCCB Schneider:

Aptomat chống giật RCCB Schneider, Át chống giật, CB chống giật

 

Aptomat chống giật  RCBO Schneider:

Aptomat chống giật RCBO Schneider, Át chống giật, CB chống giật

 

Aptomat chống giật ELCB Schneider:

Aptomat chống giật ELCB Schneider, Át chống giật, CB chống giật

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác