Sơ đồ mạng điện an toàn chuẩn

Hệ thống điện là một trong những hệ thống không thể thiếu trong mỗi gia đình và đang được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là những gia chủ đang có ý định xây dựng tổ ấm riêng cho gia đình mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu và lên được sơ đồ mạng điện an toàn chuẩn trong nhà đúng kỹ thuật. Chính vì thế mà trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách nhỏ cho bạn những điều cần biết về sơ đồ thiết kế mạng điện trong nhà, hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn.

1. Sơ đồ mạng điện an toàn chuẩn cho gia đình

Sơ đồ mạng điện an toàn chuẩn

Sơ đồ mạng điện an toàn chuẩn cho gia đình

 Sơ đồ thiết kế mạng điện trong nhà là sơ đồ tổng quát, thể hiện đường dây điện, các đầu nối điện chạy xuyên suốt trong ngôi nhà của bạn. Nhờ vào sơ đồ mạng điện chuẩn mà bạn có thể dễ dàng biết được hệ thống điện trong nhà của bạn sẽ được phân bố như thế nào.

Sơ đồ mạng điện chuẩn trong nhà được đánh giá là một trong những sơ đồ quan trọng, đặc biệt là với lối xây dựng hiện đại hiện nay – lưới điện được bắt ngầm trong tường nhằm tạo độ an toàn và nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian xây dựng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn aptomat cho gia đình

2. Vì sao sơ đồ thiết kế mạng điện lại quan trọng?

Dưới đây là những lý do lý giải tại sao sơ đồ thiết kế mạng điện lại quan trọng, giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.

–  Sắp xếp mạng điện nhà khoa học

Khi lên sơ đồ thiết kế mạng điện sẽ giúp chúng ta tính toán, sắp xếp mạng điện nhà một cách khoa học và hợp lý. Tránh trường hợp đặt quá nhiều nguồn điện tại một địa điểm nhưng một số vị trí trong nhà lại không có nguồn điện gần để sử dụng.

– Dễ dàng thi công mạng lưới điện

Khi đã có sơ đồ thiết kế mạng điện trong nhà sẽ giúp bạn dễ dàng thi công lắp đặt hệ thống điện trong nhà hơn.

– Biết được vị trí chạy mạng điện trong nhà

Nhìn vào sơ đồ chúng ta có thể biết được vị trí chạy mạng điện trong nhà, chính vì thế mà bạn có thể phát hiện, định vị được vị trí hư hỏng của mạng điện để sửa chữa. Hoặc khi có việc gì đó bạn cần khoan tường thì bạn cũng sẽ xác định được vị trí có hệ thống điện để tránh – đảm bảo an toàn cho bạn và những người thân yêu.

Xem thêm: Điện giật là gì? Những điều cần phải lưu ý về điện

3. Lưu ý khi lắp đặt mới hệ thống điện.

-Dây dẫn điện phải là dây lõi đồng, tiết diện dây dẫn phải đủ tai để cấp cho các thiết bị sử dụng điện.

-Lắp đặt dây dẫn trong nhà thường đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc ống luồn dây điện, ống này thường làm bằng nhựa chống cháy.

-Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ kề nhau không nên quá lớn, đảm bảo sao cho khoảng cách giữa dây dẫn, vật kiến trúc (tường, trần nhà,…) không nhỏ hơn 10 mm.

-Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi).

-Dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà. Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây dẫn điện vào nhà đến mái nhà không được nhỏ hơn 2m.

-Cầu dao điện, công tắc điện phải đặt ở vị trí thao tác dễ dàng, phía dưới không để vật vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng, bảo đảm khi cần thiết đóng, cắt điện được nhanh chóng, kịp thời.

-Cầu dao điện, công tắc điện thường được lắp trên bảng gỗ nhỏ, và được bắt chặt vào tường hay cột nhà, vị trí hợp lý nhất để gắn bảng gỗ là cách mặt đất khoảng chừng 1,5 m. Cầu dao điện, công tắc điện phải có nắp che an toàn. Nắp che có tác dụng đề phòng tai nạn về điện khi ta vô ý va chạm vào và tránh tia hồ quang điện phóng ra khi đóng, cắt điện.

-Đường dây chính trong nhà và mỗi đường dây phụ cũng như mỗi đồ dùng điện trong nhà phải đặt cầu chì bảo vệ loại có nắp che. Dây chảy của cầu chì bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng bảo đảm khi có chạm chập điện thì dây chảy phải nổ, cắt mạch điện (nên nhớ rằng dây chảy không phải để bảo vệ người khỏi bị điện giật). Dây chảy phải lắp đúng tiêu chuẩn qui định thí dụ như trong mạch điện 1 pha (1 dây nóng và 1 dây nguội) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên dây nóng. Nếu cả 2 dây điện đều là dây nóng (2 dây pha) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên cả 2 dây.

-Ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt trong phòng tắm, không đặt ổ cắm điện, công tắc điện, không kéo dây điện qua nơi này. Đối với phòng tắm giặt, chỗ đặt công tắc điện an toàn hơn cả là ở mé ngoài cửa phòng, kề khung cửa phía không có bản lề.

-Nếu các cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện bị hư hỏng phải thay thế ngay, vì nếu không, mọi người rất dễ chạm phải các phần dẫn điện.

-Cần phải giải thích và giáo dục trẻ em hiểu và không được đưa các dây kim loại, đinh sắt hoặc đút ngón tay vào ổ cắm điện.

-Hệ thống điện mới cần lắp đặt dây nối đất bảo vệ, chỉ được phép sử dụng các thiết bị điện và khí cụ điện đã được nối đất, nối không bảo vệ an toàn.

Nối đất bảo vệ, tác dụng:

-Nối đất bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có điện với vật nối đất bằng sắt, thép chôn dưới đất.

-Nối đất bảo vệ được áp dụng trong mạng 3 pha có trung tính cách ly, có tác dụng làm cho dòng điện khi chạm vỏ-do lớp cách điện bị hỏng (chập mạch 1 pha), sẽ truyền xuống đất nhờ dây dẫn nối liền vỏ thiết bị với vật nối đất. Khi chạm vào vỏ thiết bị như vậy, thân người sẽ coi như mắc song song với vật nối đất có điện trở rất nhỏ do đó sẽ là giảm trị số dòng điện đi qua người nên không còn gây nguy hiểm.

Nối không bảo vệ, tác dụng:

-Nối không bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có điện với dây trung tính đã nối đất của lưới điện.

-Nối không bảo vệ áp dụng trong mạng 3 pha 4 dây, khi có dòng điện chạm vỏ thiết bị, sẽ tạo ra dòng điện ngắn mạch 1 pha làm đứt cầu chì hay làm cho công tắc tự động ngắt điện ở đoạn mạch của mạng điện hay thiết bị hư hỏng với thời gian ngắn mạch nhỏ nhất. Để đảm bảo sự bảo vệ được liên tục ngay cả trong trường hợp dây trung tính bị đứt, cần thực hiện nối đất nhiều lần (lập lại) và nhất thiết phải nối đất ở cuối lưới điện.

Sơ đồ mạng điện phức tạp

Sơ đồ mạng điện phức tạp

Sơ đồ mạng điện trong nhà phức tạp

Lựa chọn cầu dao tự động theo yêu cầu

Hãy chắc chắn hệ thống điện nhà bạn có lắp đặt đầy đủ các sản phẩm MCB, RCCB hoặc RCBO, để phòng ngừa các sự cố về điện.

Trên đây là các thông tin của Sơ đồ mạng điện chuẩn an toàn mà chúng tôi chia sẻ để giải đáp cho câu hỏi Sơ đồ mạng điện an toàn chuẩn là gì.
Hãy liên hệ với Công ty CP thiết bị điện Hoàng Phương  để được tư vấn về các thiết bị chống rò, chống giật sử dụng trong gia đình nhà bạn.

Các thiết bị mà Hoàng Phương cung cấp:

MCB Schneider

RCCB Schneider

RCBO Schneider

Nguồn: Internet

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác