Công nghệ nhà thông minh
Công nghệ nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị một công nghệ điều khiển mà có thể kết nối các thiết bị lại với nhau. Sự kết nối này được tạo ra từ 2 công nghệ truyền tín hiệu: có dây và không dây.
Công nghệ truyền tín hiệu có dây là sử dụng dây điều khiển để kết nối đến các thành phần điều khiển.
Loại tín hiệu không dây, được gọi là công nghệ không dây là sử dụng sóng không dây để kết nối các thành phần điều khiển với nhau. Công nghệ không dây tiêu biểu như: công nghệ Zigbee, công nghệ Wifi, công nghệ Bluetooth, công nghệ RF…
Các ngôi nhà thông minh hiện nay sử dụng phổ biến chủ yếu ở 3 công nghệ: công nghệ điều khiển có dây, công nghệ wifi và công nghệ Zigbee
Công nghệ điều khiển có dây
Các thành phần điều khiển kết nối với bộ trung tâm cần có dây tín hiệu. Vì vậy nhà thông minh công nghệ có dây có ưu điểm là rất ổn định về đường truyền.
Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ này là lắp đặt khó khăn hơn. Đối với nhà mới xây, cần phải chạy các dây tín hiệu riêng. Nhưng đối với nhà đã xây và đang sử dụng, việc nâng cấp thành nhà thông minh với công nghệ có dây thì khó khăn vô cùng. Để thực hiện nâng cấp ngôi nhà đang sử dụng thành nhà thông minh bằng công nghệ có dây, cần:
- Phải đục khoét tường chạy dây tín hiệu
- Can thiệp vào kiến trúc, vật dụng và đồ đạc trong nhà để phục vụ thi công.
- Rủi ro có thể đục phải các dây điện chạy ngầm trong tường.
Đó là điểm bất cập khi nâng cấp lên ngôi nhà thông minh sử dụng công nghệ điều khiển có dây
Nhà thông minh công nghệ wifi
Sóng wifi là loại hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ứng dụng nhiều nhất là truyền internet. Nhà thông minh công nghệ wifi gồm bộ điều khiển trung tâm, các thành phần điều khiển. Các thành phần điều khiển và bộ điều khiển trung tâm kết nối internet qua sóng wifi và trao đổi tín hiệu với nhau.
Điểm mạnh của nhà thông minh công nghệ wifi so với công nghệ có dây là lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng. Chỉ cần thay các công tắc điện thông thường bằng công tắc điện thông minh, kết nối với internet và cấu hình. Các thành phần cảm biến còn lại sử dụng công nghệ wifi không dây nên lắp đặt rất dễ dàng.
Tuy nhiên, điểm yếu của công nghệ này chính là sự ổn định của sóng wifi. Trường hợp mất internet hoặc moderm wifi gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của nhà thông minh. Chưa kể, trong khu vực có nhiều thiết bị kết nối wifi cũng sẽ làm tín hiệu yếu hơn và ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống.
Công nghệ Zigbee
Cũng giống như công nghệ wifi, nhà thông minh công nghệ Zigbee lắp đặt dễ dàng và rất nhanh. Điểm khác biệt là bộ điều khiển và thành phần điều khiển khác (công tắc, cảm biến) sử dụng công nghệ zigbee. Điểm mạnh của công nghệ Zigbee chính là tổn hao năng lượng thấp, rất ổn định. Đó cũng là ưu điểm của nhà thông minh công nghệ Zigbee so với wifi. Nếu như nhà thông minh công nghệ wifi có khả năng bị ảnh hưởng bởi sóng nhiễu do nhiều thiết bị khác cùng kết nối wifi. Thì nhà thông minh công nghệ Zigbee lại rất ổn định, vì chỉ có các thành phần điều khiển kết nối với nhau mà thôi.
Điểm yếu của nhà thông minh công nghệ Zigbee là các thiết bị khác nhà sản xuất đang khó kết nối với nhau. Đây cũng là điểm mà các nhà phát triển đang nâng cấp, hoàn thiện trong tương lai.
Kết lại
Nhà thông minh công nghệ có dây, wifi, zigbee đang được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Mỗi công nghệ có ưu nhược điểm khác nhau. Người dùng lựa chọn nhà thông minh tùy công nghệ để phù hợp với hoàn cảnh của mình. Tựu chung lại, công nghệ Zigbee đang được đánh giá cao hơn nhờ sự ổn định, tiêu thụ năng lượng cực thấp và lắp đặt dễ dàng. Vì vậy các hãng phát triển nhà thông minh ưu tiên sử dụng công nghệ Zigbee hơn. Tại Việt Nam, 2 thương hiệu là nhà thông minh Bkav và nhà thông minh Lumi cũng sử dụng công nghệ Zigbee cho giải pháp smarthome của mình.