Tủ điện âm tường là gì?

Hiện nay, nhu cầu sử dụng thiết bị điện không chỉ dừng ở mục đích phục vụ cho đời sống con người, mà còn phải đảm bảo an toàn. Chính vì thế, tủ điện âm tường ra đời chính là giải pháp hiệu quả giúp tăng tuổi thọ các thiết bị, đồng thời, mang đến sự an toàn tuyệt đối cho người dùng. Để hiểu rõ hơn về Tủ điện âm tường là gì? Cấu tạo và kích thước ra sao? Làm sao để lựa chọn tủ phù hợp? Hãng sản xuất nào phù hợp trên thị trường hiện nay. Hãy cùng Hoàng Phương đi tìm giải đáp cho những thắc mắc đó nhé!

Tủ điện âm tường là gì?

Tủ điện âm tường còn được gọi là hộp đựng ổ cắm âm tường, dùng để chứa các thiết bị điện, cầu dao, aptomatTủ được thiết kế đa dạng kích thước, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Nếu sử dụng trong gia đình, bạn có thể lắp đặt tủ ở chân cầu thang, vị trí nhà vệ sinh hay khu vực gần cửa ra vào, hoặc trên tường ngay hàng lang nối liền giữa các phòng.

Tủ điện âm tường là gì?

Tủ điện âm tường là gì?

Cấu tạo của tủ điện âm tường 

Về cơ bản, tủ điện âm tường được lắp sâu vào tường chứ không lộ ra ngoài như các loại tủ điện thông thường khác. Do đó, cấu tạo của tủ khá đặc biệt. Đó là, vừa có chức năng bảo vệ thiết bị điện, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ của không gian ngôi nhà hay công trình.

Xét về thiết kế, tủ điện thường có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Kích thước đa dạng, tùy thuộc theo số lượng module có thể lắp bên trong tủ. Chính nhờ sự phong phú này mà tủ điện âm tường đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng.

Cấu tạo của tủ điện âm tường

Cấu tạo của tủ điện âm tường

Đặc điểm nổi bật của tủ điện âm tường 

– Chất lượng: đây là loại tủ điện được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Do tất cả các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo có độ đồng đều tuyệt đối cả về mẫu mã lẫn chất lượng. Nhờ thế, khi lắp đặt tủ điện âm tường, bạn hoàn toàn có thể an tâm về sự bảo vệ các thiết bị điện, cũng như an toàn cho người dùng.

– Thiết kế: Mỗi mẫu tủ được thiết kế với số lượng module khác nhau. Vì thế, dựa vào nhu cầu sử dụng thực tế mà người dùng có thể chọn mẫu phù hợp nhất để chứa các thiết bị điện.

– Độ bền: tủ điện được sản xuất từ những vật liệu bền, cao cấp và chắc chắn. Do đó, người dùng hoàn toàn yên tâm về độ bền của tủ.

Tủ điện âm tường 18 Module  Schneider MIP22118

Tủ điện âm tường 18 Module Schneider MIP22118

Ứng dụng của tủ điện âm tường 

Tủ điện âm tường dùng để chứa các thiết bị điều khiển điện. Vì vậy, chúng được ứng dụng nhiều trong việc đóng/ cắt và điều khiển hệ thống điện trong gia đình hoặc đèn chiếu sáng công cộng hay tại các trung tâm thương mại, siêu thị, công viên, sân bóng…

Tủ điện giúp bảo vệ các thiết bị an toàn nhất. Bằng cách, giúp tránh được những tác động từ môi trường như: nắng, mưa… Đồng thời, tủ điện còn có khả năng chống cháy, chống sự ăn mòn và chống Oxy hóa cực kỳ hiệu quả.

Kích thước của tủ điện 

Kích thước theo module

Theo khái niệm trong ngành điện, số module của tủ điện âm tường chính là số thiết bị có thể được lắp ráp bên trong tủ. Thông thường, tủ điện sẽ chứa khoảng 2 – 18 module. Số module càng lớn thì kích thước tủ càng to và tương ứng tủ điện âm tường sẽ tăng dần theo số module. Chính nhờ cấu tạo này mà một số kỹ sư điện còn gọi tủ điện âm tường là tủ điện âm tường 4 đường hay 8 đường, 12 đường (tùy thuộc vào số module của tủ).

Dưới đây là một số tủ điện âm tường theo module được dùng phổ biến:

– Tủ điện âm tường 6 module: lắp đặt được 6 RCBO, RCCB, MCB hoặc ECLB.

– Tủ điện âm tường 8 module: lắp đặt được 8 RCBO, RCCB, MCB hoặc ECLB.

– Tủ điện âm tường 12 module: lắp đặt được 12 RCBO, RCCB, MCB hoặc ECLB.

Kích thước theo chiều cao, rộng, sâu

Bên cạnh xác định kích thước tủ điện âm tường theo module, người dùng còn quan tâm kích thước chiều cao, rộng và sâu của tủ để dễ dàng lựa chọn được mẫu phù hợp với lỗ âm tường đã bố trí sẵn trong giai đoạn thi công.

Kích thước chuẩn cao x rộng x sâu theo catalogue tủ điện thường được tính bằng đơn vị mm. Chiều dài và rộng của tủ càng lớn thì chứa càng nhiều module, còn chiều sâu càng lớn thì càng dễ lắp đặt.

Dưới đây là các kích thước cao x rộng x sâu của tủ điện âm tường được dùng phổ biến trong các công trình xây dựng dân dụng:

– Tủ 200 x 200 x 100mm: Lắp được 2 – 4 module.

– Tủ 200 x 300 x 150mm: Lắp được 4 – 6 module.

– Tủ 300 x 400 x 200mm: Lắp được 6 – 8 module.

– Tủ 400 x 600 x 200mm: Lắp được 8 – 12 module.

– Tủ 800 x 600 x 200mm: Lắp được 18 – 24 module.

Kích thước theo mục đích sử dụng

Ngoài các mẫu có kích thước chuẩn theo catalogue tủ điện, trên thị trường cũng có nhiều loại kích thước khác phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng.

Cụ thể, các mẫu tủ điện dùng trong công trình dân dụng thường có kích thước nhỏ.

Còn tủ dùng trong hệ thống điện công nghiệp thì kích thước lớn, độ dày cao và cấu tạo phức tạp hơn. Thiết kế này giúp chúng có khả năng kháng bụi, chống nước, dễ bảo trì và độ bền cao. Thực tế, một tủ điện công nghiệp có thể có kích thước cao x rộng x sâu tới 1200 x 800 x 300mm.

 

Cấu tạo của tủ điện âm tường

Cấu tạo của tủ điện âm tường

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về Tủ điện âm tường là gì?. Hi vọng sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích và tìm được tủ điện phù hợp nhất cho dự án của bạn.

Nguồn: Internet

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác