Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện

Quá dòng điện xảy ra khi xuất hiện hiện tượng ngắn mạch hoặc do quá tải. Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra,bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nguyên lý bảo vệ quá dòng điện hiệu quả nhất! Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Các thiết bị bảo vệ quá dòng

Các thiết bị bảo vệ quá dòng

Quá dòng điện là gì?

Quá dòng điện là hiện tượng xảy ra khi dòng điện chạy qua phần tử của hệ thống điện mà vượt quá trị số dòng điện tải lâu dài cho phép. Đây là loại bảo vệ tác động khi dòng điện đi qua chỗ đặt thiết bị bảo vệ tăng quá giá trị được định trước.

Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện

Quá dòng điện có thể xảy ra khi xuất hiện hiện tượng ngắn mạch hoặc do quá tải. Dựa trên nguyên lý của hiện tượng quá dòng điện, người ta đã chế tạo ra cầu chì với chức năng để bảo vệ các phần tử trong lưới điện. Hiện nay, để tối ưu hóa cho việc bảo vệ dòng điện thì người ta có các: bộ bảo vệ dòng điện, áp tô mát, rơ le bảo vệ dòng eocr ……

     Đối với các rơle quá dòng điện, dòng điện khởi động của bảo vệ được chọn theo điều kiện dưới đây:

Công thức tính dòng điện khởi động

Trong một số trường hợp rất khó để phân biệt giữa quá tải và ngắn mạch, thậm chí điều kiện chọn dòng khởi động không thực hiện được, khi ấy cần có biện pháp kết hợp với rơle quá dòng để xác định loại ngắn mạch, chẳng hạn thông qua các thành phần đối xứng của dòng và áp.

Trong lưới điện hở có một nguồn cung cấp, độ chọn lọc của bảo vệ quá dòng điện có thể đảm bảo bằng nguyên tắc chọn thời gian tăng dần từng cấp Δt (gọi là cấp chọn lọc về thời gian), càng về phía gần nguồn thời gian làm việc của bảo vệ càng lớn.

Độ chọn lọc của bảo vệ quá dòng điện cũng có thể được đảm bảo bằng cách chọn dòng điện khởi động của bảo vệ lớn hơn trị số của dòng điện ngắn mạch lớn nhất khi sự cố ở đầu phần tử tiếp theo.

Khởi động dòng rơ le quá dòng

Bảo vệ quá dòng với dòng điện khởi động chọn theo công thức trên có tên gọi là bảo vệ cắt nhanh, thường làm việc tức thời hoặc có một độ trễ rất bé (0,1 giây) để đề phòng khả năng bảo vệ có thể làm việc mất chọn lọc khi có giông sét và thiết bị chống sét tác động.

Bảo vệ quá dòng cắt nhanh có nhược điểm là không bảo vệ được toàn bộ đối tượng, khi ngắn mạch ở cuối phần tử, bảo vệ cắt nhanh không tác động. Hơn nữa vùng bảo vệ có thể thay đổi nhiều khi chế độ làm việc của hệ thống và dạng ngắn mạch thay đổi.

Nên ở cuối các phần tử trong lưới như động cơ ta thường phải lắp thêm các bộ bảo vệ. Như bộ khởi động, Rơ le nhiệt hay Eocr để bảo vệ cho động cơ. Áp tô mát có chức năng bảo vệ dòng ngắn mạch cho hệ thông điện.

Xem thêm: Rơ le bảo vệ chạm đất

Những thiết bị bảo vệ quá dòng điện

Để bảo vệ hệ thống điện tránh khỏi những tác hại của việc quá dòng, hiện nay nhiều hãng sản xuất những thiết bị để bảo vệ quá dòng như Schneider, LS, ABB,… Tại Hoàng Phương chúng tôi đang phân phối Rơ le bảo vệ quá dòng EOCR Schneider chính hãng với mức chiết khấu tốt nhất. 

Sản phẩm EOCR Schneider

Trên đây là các thông tin của mà chúng tôi chia sẻ để giải đáp về Nguyên lý bảo vệ quá dòng. Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn nắm được các kiến thức về quá dòng điện và tìm được giải pháp tốt nhất cho dự án của bạn.

Hãy liên hệ với Công ty CP thiết bị điện Hoàng Phương  để được tư vấn và mua được sản phẩm chính hãng với giá cả hợp lí nhất.

Nguồn: Internet

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác